Tô Đông Pha (còn được gọi là Tô Thức) là một trong những nhà thơ và nhà văn vĩ đại nhất của Trung Quốc. Khi sống tha hương và ngắm trăng tròn, ông viết một bài thơ diễn tả nỗi nhớ anh trai. Ông viết: “Ðời người vui buồn li hợp. Trăng cũng đầy vơi mờ tỏ. Xưa nay đâu có vạn toàn. Chỉ nguyện đời ta trường cửu. Bay ngàn dặm cùng với thuyền quyên”.
Chủ đề bài thơ của ông được tìm thấy trong sách Truyền Đạo. Tác giả, được biết đến là người truyền đạo (1:1), đã quan sát thấy rằng “có kỳ khóc lóc, có kỳ vui cười… có kỳ ôm ấp, có kỳ ruồng bỏ” (3:4-5). Bằng cách kết hợp hai hoạt động tương phản, người truyền đạo, cũng như nhà thơ Tô Đông Pha dường như cho thấy rằng tất cả những điều tốt đẹp chắc chắn rồi cũng kết thúc.
Khi nhà thơ Tô Đông Pha nhìn thấy trăng tròn rồi khuyết như một dấu hiệu khác cho thấy không có gì hoàn hảo mãi, người truyền đạo cũng thấy trật tự trong cõi tạo vật mà Chúa dựng nên. Chúa tể trị từng sự kiện, và “mọi việc Đức Chúa Trời đã làm đều là tốt đẹp trong thời điểm của nó” (c.11).
Cuộc sống có thể không lường trước được và đôi khi chứa đầy những chia ly đau đớn, nhưng chúng ta có thể vững lòng rằng mọi việc diễn ra dưới sự tể trị của Chúa. Chúng ta có thể tận hưởng cuộc sống và trân trọng những khoảnh khắc dù tốt hay xấu – vì Chúa yêu thương ở cùng chúng ta.
Chú Giải
Truyền Đạo là sách dành cho thế giới hậu hiện đại. “Người truyền đạo”, được nhiều người cho là Sa-lô-môn, nói về sự hư không và những thất vọng của cuộc sống. Hai cụm từ then chốt trong sách này là “tất cả đều hư không” (1:1) và “dưới ánh mặt trời” (c.3). Cụm từ “tất cả đều hư không” nói về cuộc sống theo cách của con người và theo những giá trị của thế gian, là điều được mô tả bằng cụm từ “dưới ánh mặt trời”. Cuối cùng, Người truyền đạo nói rằng câu trả lời cho sự hư không là nhìn xa hơn thế giới này và “tưởng nhớ Đấng tạo hóa của con” (12:1), là cội nguồn duy nhất đem đến ý nghĩa đích thực trong cuộc đời này.