3 VẤN ĐỀ KHI CHÚNG TA GẮN GIÁ TRỊ BẢN THÂN VỚI CÔNG VIỆC

Andrew Laird hiện đang làm việc cho tổ chức City Bible Forum và là Giám đốc Quốc gia của chương trình Life@Work, hướng tới mục đích giúp các Cơ Đốc nhân kết nối giữa đức tin với công việc hàng ngày. Ông là tác giả của hai cuốn sách về công việc, bao gồm Under Pressure: How the Gospel Helps Us Handle the Pressures of Work (tạm dịch: Sống Dưới Áp Lực: Cách Phúc Âm Giúp Chúng Ta Đối Diện Với Áp Lực Trong Công Việc). Trước đây, ông từng làm việc trong vai trò nhà báo và phát thanh viên, và rất thích đăng tweet tại @andrewwlaird.

Câu hỏi mà bạn thường hỏi ai đó trong lần đầu tiên gặp gỡ là gì? Tôi đoán là sau khi hỏi tên, một trong những câu hỏi tiếp theo là “Bạn đang làm công việc gì?”

Nhưng bạn có để ý cách mọi người thường trả lời không? Họ không nói: “Tôi làm công việc luật sư”, mà trả lời rằng: “Tôi là một luật sư”. Chúng ta đang sống trong một thế giới mà người ta định nghĩa chính mình bằng công việc “Tôi là những gì tôi làm”.

Điều này có vẻ như là một việc nhỏ, nhưng có ít nhất ba vấn đề với nó mà có thể tác động nghiêm trọng đến chúng ta. Những vấn đề đó là gì? Và quan trọng hơn, giải pháp là gì?

3 Problems #1

#1. Đó là hệ quả tiêu cực của chủ nghĩa cá nhân

Điều đầu tiên là nhận biết rằng quan điểm “Tôi là những gì tôi làm” là một dấu ấn riêng của những nền văn hóa được định hình bởi chủ nghĩa cá nhân của phương Tây.

Một cách để định nghĩa chủ nghĩa cá nhân là luôn nghĩ về bản thân. Giá trị của tôi bắt đầu và kết thúc ở chính tôi. Tôi quyết định số phận của mình. Tôi tự lực cánh sinh. Trong khi các thế hệ trước – và nhiều nơi trên thế giới ngày nay – người ta định nghĩa mình trong mối quan hệ gắn kết với cộng đồng. Nhưng trong chủ nghĩa cá nhân của phương Tây, cá nhân định hình bản sắc của riêng mình. Giá trị của tôi được xác định bởi những gì tôi đạt được và thực hiện được.

Điều này có ý nghĩa gì đối với công việc của chúng ta? Nó trở thành yếu tố chính để xác định giá trị của chúng ta. Đây sẽ là một tin tuyệt vời nếu công việc của chúng ta đang diễn ra tốt đẹp. Nhưng khi chúng ta gặp phải những thất bại không thể tránh khỏi trong công việc, thì việc gắn giá trị của chính mình với công việc sẽ trở thành một gánh nặng vô cùng khổ sở.

3 Problems #2

#2. Đó là một cách sống hủy hoại

Trong cuốn sách Work: A History of How We Spend Time (tạm dịch: Công việc: Lịch sử về cách chúng ta sử dụng thời gian), James Suzman ghi lại câu chuyện đau lòng của một nhà khảo cổ học là Giáo sư Vere Gordon Childe, người đã tự kết liễu đời mình khi kết luận rằng ông không còn “đóng góp hữu ích nào nữa” cho lĩnh vực mà ông công tác.

Nhưng giáo sư Childe không phải là người duy nhất có suy nghĩ này. Số liệu thống kê về mối liên hệ giữa sự thất vọng, thất bại trong công việc, nghỉ hưu và tự tử thật bi thảm. Khi công việc trở thành phương tiện để đo lường giá trị của chúng ta, điều này sẽ làm chúng ta tan nát khi nó gây thất vọng.

Gánh nặng mà chúng ta mang trên vai mình có thể bộc lộ ra bên ngoài theo những cách làm chúng ta ngày càng suy yếu. Tôi nhớ lại mình đã nhận được email từ một người phụ nữ bị ốm một thời gian, trong đó có dòng chữ “Tôi thật vô dụng”. Bởi vì cô ấy không thể “làm” những gì cô ấy cần làm nên cô ấy thấy mình vô dụng.

Tuy nhiên ở phương diện khác, nếu công việc của chúng ta suôn sẻ, điều này chỉ dẫn đến sự tự cao. Nếu “tôi là quan trọng nhất” thì bất kỳ thành công nào tôi tận hưởng đều hoàn toàn là của tôi. Nhưng tất nhiên, sự tự cao cũng có những vấn đề của nó.

Timothy Keller tóm tắt hai mối nguy hiểm khi gắn giá trị của chúng ta với công việc: “Khi công việc là bản sắc của bạn, thì thành công làm mờ lý trí bạn và thất bại lưu lại trong tim bạn”. Cuối cùng thì quan niệm “Tôi là những gì tôi làm” là một cách sống sẽ hủy hoại bạn.

3 Problems #3

#3. Xác định bản sắc cá nhân dựa trên cộng đồng cũng không phải là giải pháp

Tuy nhiên, có thể chúng ta nghĩ rằng nếu chủ nghĩa cá nhân có sức hủy hoại khủng khiếp, thì có lẽ nhìn nhận bản sắc của mình dựa vào cộng đồng mà chúng ta thuộc về, sẽ là giải pháp.

Trong quyển Bức ảnh tự sướng (Selfie) ,Will Storr truy tìm nguồn gốc của cả chủ nghĩa cá nhân phương Tây và bản sắc mang tính cộng đồng, điển hình ở các nền văn hóa châu Á. Ông tóm tắt: “Cái tôi của người châu Á hòa tan ở mọi mặt của những người xung quanh mà cái tôi ấy tiếp xúc”. Vì vậy, khi nói đến công việc, bạn thường xác định danh tính mình trong mối liên hệ với công ty của bạn. Ví dụ, Will gặp một người đàn ông ở Nhật Bản, người này không giới thiệu mình là “David”, mà là “David đến từ công ty Sony”.

Nhưng bản sắc mang tính cộng đồng này cũng không phải là giải pháp. Tỷ lệ tự tử ở Đông Nam Á vô cùng cao. Lý do là gì? Trong các nền văn hóa châu Á, nếu bạn không thành công trong nhóm thì bạn là người thất bại. Vì vậy, Storr giải thích, “quan niệm cho rằng nếu một cá nhân hy sinh chính mình, thì danh dự sẽ được phục hồi (cho cả nhóm)… một CEO hy sinh chính mình rất có ý nghĩa đối với người Nhật ”.

3 Problems #4

Chỉ có Chúa Jêsus là câu trả lời!

Vậy thì, nếu chủ nghĩa cá nhân của phương Tây, hay nhìn nhận bản thân dựa vào cộng đồng đều không phải là giải pháp, chúng ta sẽ đi theo hướng nào? Chỉ có Phúc m mới giải phóng chúng ta khỏi gánh nặng “Tôi là những gì tôi làm”! Và việc này không bắt đầu ở chúng ta, mà ở Chúa Jêsus.

Một trong những lẽ thật cơ bản và đáng chú ý của đức tin Cơ Đốc là những người “ở trong Đấng Christ” bằng cách nào đó được thấm nhuần chính Ngài; địa vị của Ngài là địa vị của chúng ta, sự công chính của Ngài là sự công chính của chúng ta. Vì vậy, để hiểu về chính mình, chúng ta cần bắt đầu với sự hiểu biết về Chúa.

Và điều gì là quan trọng về Ngài? Như Đức Chúa Cha đã nói về Đức Chúa Con khi Ngài chịu phép báp-têm: “Đây là Con yêu dấu của Ta, đẹp lòng Ta hoàn toàn” (Ma-thi-ơ 3:17). Khi Cha nhìn Con Ngài, lời phán quyết của Ngài là tình yêu và sự vui mừng. Và đó cũng là lời phán quyết mà Ngài dành cho bạn, những người ở trong Đấng Christ. Thành tích hoặc những gì chúng ta đạt được không phải là cơ sở để xác định bản sắc của chúng ta. Đúng hơn đó là một địa vị, một danh phận, được ban tặng cho chúng ta, từ Đấng ở trên chúng ta.

Bạn có thấy điều này mang đến sự thay đổi mang tính cách mạng đối với cách bạn nhìn nhận bản thân và công việc của mình không? Với lòng tin chắc chắn về địa vị của bạn trong Đấng Christ, công việc sẽ không còn là yếu tố để xác định giá trị của bạn, mà là phương tiện để bày tỏ địa vị cao quý của bạn. Khi sống bày tỏ sự tin tưởng vào tình yêu và sự vui mừng của Chúa, bạn không còn cần phải chứng tỏ mình với bất cứ ai, mà bày tỏ địa vị mới của bạn trong Đấng Christ. Đây là sự thay đổi căn bản mà Phúc m mang lại cho địa vị và công việc của chúng ta.

Vì vậy, đâu là cách thực tiễn mà chúng ta có thể từ bỏ cái nhìn sai lệch về bản thân và nắm lấy địa vị của chúng ta trong Đấng Christ?

Chúng ta có thể bắt đầu bằng cách tự hỏi: “Khi công việc của tôi bị chỉ trích, tôi sẽ phản ứng thế nào?”

Không có lời chỉ trích nào là dễ nghe, nhưng mức độ ảnh hưởng của nó đến chúng ta có thể cho thấy rằng chúng ta đang xác định giá trị của mình dựa trên thành quả đạt được, chứ không phải trong Đấng Christ. Nếu những lời chỉ trích tác động tiêu cực đến chúng ta và khiến chúng ta cảm thấy thất bại, hoặc những lời chỉ trích làm chúng ta tức giận và khiến chúng ta luôn trong thế phòng thủ, điều đó cho thấy rằng chúng ta gắn giá trị của mình với công việc (bởi vì nó không chỉ đơn giản là công việc của chúng ta bị chỉ trích, nhưng chính chúng ta). Hãy để ý cách chúng ta phản ứng với những lời chỉ trích về công việc của mình, đó có thể là bài kiểm tra để xem thử chúng ta đang xác định giá trị của mình dựa trên điều gì, và đó cũng là khoảnh khắc để dừng lại và nhắc nhở bản thân một lần nữa về địa vị vinh quang vô cùng chắc chắn mà chúng ta có trong Đấng Christ: “Đây là con yêu dấu của Ta, đẹp lòng Ta hoàn toàn.”

Tác giả: Andrew Laird, Úc

Chuyển ngữ: Nguyệt Ánh

Biên tập: ODB Việt Nam

Nguồn: https://www.ymi.today/2021/09/3-problems-when-we-tie-our-identity-to-our-work/. YMI là mục vụ giới trẻ thuộc Our Daily Bread Ministries. Sử dụng với sự cho phép của YMI.

Đọc các bài viết khác tại: https://vietnamese-odb.org/ymi-viet-nam/