BẠN ƠI, KHI NÀO CHÚNG TA CÓ THỂ GẶP LẠI NHAU?
Lệnh phong tỏa đã khiến nhiều người hướng nội như tôi bước ra khỏi vỏ bọc của mình.
Tôi có một người bạn thường chôn chân trong nhà và sẽ không bước ra khỏi cửa trừ khi có việc thật sự cần thiết. Gần đây, người bạn ấy nói với tôi rằng: “Tớ đã tự áp đặt chế độ cách ly cho mình từ cuối tháng 2 (hoặc có thể là từ nhiều năm trước)… Tớ hy vọng mình có thể làm quen lại với thế giới bên ngoài sớm nhất có thể.
Một người bạn khác từng rất tận hưởng giai đoạn làm việc tại nhà đã nói: “Tớ nóng lòng để được trở lại văn phòng.”
Điều gì đang xảy ra? Vì sao một số người vốn thích yên tĩnh đột nhiên ao ước được gặp lại bạn bè và đồng nghiệp?
Có lẽ một thí nghiệm xã hội gây tranh cãi do hoàng đế La Mã Frederick II thực hiện vào thế kỷ 13 có thể làm sáng tỏ vấn đề này. Vị quân vương thời trung cổ này muốn biết liệu “ngôn ngữ tự nhiên” có thật hay không. Ông lập luận rằng nếu trẻ sơ sinh được nuôi dưỡng cách xa âm thanh của giọng nói con người, thì cuối cùng chúng sẽ nói ngôn ngữ tự nhiên này. Vì thế, ông thuê những bà vú nuôi chịu thề sẽ tuyệt đối im lặng. Khi chăm sóc những đứa trẻ, họ không nói một lời nào, đồng thời cũng không ôm ấp hoặc bày tỏ tình yêu thương. Trong vòng một vài tháng, tất cả những đứa trẻ đều chết.
Con người không chỉ là những cá thể sinh học; chúng ta còn là những cá thể xã hội. Chúng ta không thể sống nếu không có tương tác xã hội. Chúng ta được tạo dựng cho các mối quan hệ và chúng ta cần điều đó để sinh tồn.
Nhưng điều trớ trêu là: chúng ta khao khát các mối quan hệ khi thiếu vắng chúng, nhưng lại tránh né hoặc xem nhẹ khi có quá nhiều. Vì sao? Bởi vì chúng ta dễ đối xử với nhau sai cách. Xét cho cùng thì các mối quan hệ làm bộc lộ cả điều tốt nhất lẫn điều xấu xa nhất trong chúng ta.
Trong Rô-ma 14-15, Phao-lô nhắc đến bản chất của việc sống trong cộng đồng. Vào thời đó, các Cơ Đốc nhân trong hội thánh Rô-ma đang xung đột với nhau về việc họ có nên tuân theo những luật lệ trong luật pháp Cựu Ước không. Nhưng Phao-lô nói với họ ở một góc nhìn khác: thay vì chỉ trích lẫn nhau, hãy nhìn gương mẫu về tình yêu thương vị kỷ của Chúa Jêsus và xem đó như một hình mẫu để noi theo.
Trong Rô-ma 15:1, ông nói: “Chúng ta là người mạnh phải gánh vác”. Từ “phải” ở đây không chỉ có nghĩa là “chúng ta nên làm”. Trong tiếng Hy Lạp, từ này có nghĩa là “mắc nợ”. Những người mạnh – là những người cảm thấy tự tin với sự hiểu biết của họ về một số vấn đề gây tranh cãi – mắc nợ những người kém chắc chắn hơn hoặc lo sợ, không biết liệu mình có đang làm điều đúng để gánh vác những khiếm khuyết của mình không.
Tấm gương của Chúa Jêsus bày tỏ cho chúng ta rằng người mạnh không nên làm vừa lòng chính mình, nhưng phải giúp ích và xây dựng người lân cận mình. Khi Phao-lô nói: “tiếp nhận nhau” (c.7), cụm từ này có nghĩa là: “chấp nhận và tiếp nhận nhau”. Như Chúa Jêsus đã tiếp nhận chúng ta – ngay cả khi chúng ta không hoàn hảo – chúng ta cần phải tiếp nhận người khác.
Các hội thánh trong thời Tân Ước không hoàn hảo, họ không phải là những người trọn vẹn. Nhưng điều đó không ngăn họ thông công với nhau thường xuyên, họ hiệp một với nhau vì tất cả đều cần Cứu Chúa hoàn hảo và họ cũng cần nhau.
Bạn có đang mong đợi được gặp lại bạn bè, gia đình, anh chị em trong hội thánh và đồng nghiệp không? Hay đó là một cảm xúc lẫn lộn, giống như tôi đang cảm nhận? Chúng ta mong đợi mối thông công, nhưng cũng biết rằng chúng ta sẽ sớm rút lui vào vỏ bọc của mình một lần nữa.
Vì vậy, khi lệnh phong tỏa được dỡ bỏ dần trong những tuần tới, có thể đây là cơ hội để suy ngẫm và chuẩn bị bản thân để gặp gỡ mọi người với một phiên bản tốt hơn của chính mình, với tư duy và thái độ mới. Đây là một số câu hỏi tôi đặt ra cho bản thân:
Trong lúc chờ đợi ngày chúng ta có thể gặp nhau mặt đối mặt (trực tiếp chứ không phải qua cuộc gọi trực tuyến), tôi quyết tâm bước ra khỏi vùng an toàn của mình để kết nối với gia đình và bạn bè bằng cách…
Các bạn ơi, tôi hy vọng chúng ta có thể gặp nhau ở quán ăn, tại nhà thờ hoặc văn phòng khi chúng ta có thể – và tôi hy vọng chúng ta sẽ là những người bạn, người đồng nghiệp tốt hơn của nhau!
Về tác giả: Poh Fang chưa từng mơ ước làm việc trong ngành liên quan đến ngôn ngữ; hóa học là tình yêu đầu tiên của cô. Bước ngoặt xảy ra khi cô tiếp nhận Chúa Jêsus làm Cứu Chúa của mình vào năm 15 tuổi và cô đã bày tỏ với Ngài rằng cô muốn tạo ra những quyển sách đụng chạm đến nhiều cuộc đời. Poh Fang đang phục vụ với Our Daily Bread Ministries Singapore trong vai trò là Tổng biên tập.
Tác giả: Chia Poh Fang
Nguồn: https://odb-covid.org/friends-when-can-we-meet-up-again/. Sử dụng với sự cho phép của Our Daily Bread Ministries Singapore.
Dịch và biên tập: Mục vụ Lời Sống Hằng Ngày
Đọc các bài viết khác tại: https://vietnamese-odb.org/tieu-diem/